Hiển thị các bài đăng có nhãn duoc si lam sang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn duoc si lam sang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Dược sĩ lâm sàng - Những điều cần biết?

Dược sĩ lâm sàng được đào tạo tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur theo tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT, sau khi ra trường được cấp bằng chính quy và được học liên thông lên các trường Cao đẳng , Đại học khối ngành Y Dược trên toàn quốc.

duoc-si-thuc-hanh

Dược sĩ lâm sàng trong giờ thực hành

Thế nào là Dược lâm sàng?

Dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y dược và thực hành dược. Đó là một chuyên khoa y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và vật dụng y tế.
Dược lâm sàng bao gồm tất cả các dịch vụ mà người dược sĩ lâm sàng thực hành tại bệnh viện, các nhà thuốc cộng đồng, các nhà an dưỡng, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, các dưỡng đường và các đơn vị khác, nơi có thuốc được kê đơn và sử dụng.
Thuật ngữ “Dược Lâm sàng” không chỉ nhằm nói đến hoạt động của dược sĩ ở bệnh viện. Một dược sĩ cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động dược sĩ lâm sàng giống.

Mục tiêu chung của dược sĩ lâm sàng

Mục tiêu chung của các hoạt động Dược sĩ lâm Sàng là thúc đẩy việc dùng thuốc và vật dụng y tế đúng và hợp lý nhằm:
  • Phát huy tối đã hiệu quả của thuốc, ví dụ dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất cho từng đối tượng bệnh nhân.
  • Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, ví dụ giám sát liệu trình điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị.
  • Giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và cho bệnh nhân, ví dụ đưa ra các điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn nhất bệnh nhân.
  • Mức độ tác động của dược sĩ lâm sàng
Các hoạt động dược sĩ lâm sàng có thế tác động đến việc dùng thuốc đúng ở 3 mức độ khác nhau trước, trong và sau khi kê đơn.
1. Trước khi kê đơn
• Các thử nghiệm lâm sàng
• Danh mục thuốc
• Thông tin thuốc
Dược sĩ lâm sàng có quyền tham gia và tác động đến các chính sách liên quan đến thuốc, nghĩa là ra quyết định thuốc nào xứng đáng được lưu hành trên thị trường, thuốc nào nên được đưa vào trong danh mục thuốc quốc gia và địa phương, chính sách kê đơn nào và hướng dẫn điều trị nào nên được thực thi.
Dược sĩ lâm sàng cũng liên quan đến các hoạt động của thử nghiệm lâm sàng ở các mức độ khác nhau như tham gia vào hội đồng đạo đức; vào giám sát thử nghiệm; vào sự phân phối và chuẩn bị các thuốc thử nghiệm.
2. Trong khi kê đơn
• Hoạt động tư vấn:
Dược sĩ lâm sàng có thể tác động đến quan điểm và quyền ưu tiên của người kê đơn trong việc lựa chọn thuốc đúng.
- Dược sĩ lâm sàng giám sát, phát hiện và ngăn chặn tương tác thuốc, các phản ứng bất lợi và sai sót về thuốc bằng cách đánh giá các khía cạnh của đơn thuốc (giải thích thêm của người dịch: như chỉ định-lựa chọn thuốc, liều lượng thuốc, tương tác thuốc, cách dùng thuốc…)
- Dược sĩ lâm sàng lưu ý đến liều lượng các thuốc có phạm vi điều trị hẹp cần phải giám sát điều trị.
- Dược sĩ cộng đồng cũng có thể ra quyết định kê đơn trực tiếp, khi tư vấn với các thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn).
3. Sau khi kê đơn
• Tư vấn
• Chuẩn bị danh sách thuốc cho từng bệnh nhân
• Đánh giá sử dụng thuốc
• Nghiên cứu kết quả
• Nghiên cứu dược trong kinh tế
- Sau khi đơn thuốc được kê, dược sĩ lâm sàng đóng vai trò chính trong giao tiếp và tư vấn bệnh nhân.
Dược sĩ lâm sàng có thể cải thiện sự nhận thức của bệnh nhân về các điều trị dành cho họ, giám sát đáp ứng điều trị, kiểm tra và cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân với các thuốc kê đơn.
- Là thành viên của một nhóm đa chuyên khoa, dược sĩ lâm sàng cũng cung cấp sự chăm sóc thống nhất giữa “bệnh viện đến cộng đồng” và ngược lại, bảo đảm tính liên tục về nguy cơ và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc.
dao-tao-duoc-si-lop-chu-nhat
Đào tạo Dược sĩ liên tục khai giảng các lớp thứ 7,chủ nhật

Các hoạt động khi học trung cấp dược sĩ lâm sàng.

- Tư vấn: Phân tích cách điều trị, tư vấn cho bác sĩ về tính đúng đắn của việc điều trị bằng thuốc và cung cấp sự chăm sóc dược cho bệnh nhân ở cả hai nơi bệnh viện và cộng đồng.
- Lựa chọn thuốc: Xác định “Danh mục thuốc” hoặc “Danh sách giới hạn thuốc” bằng cách phối hợp với các bác sĩ bệnh viện, các bác sĩ đa khoa và những người ra quyết định.
- Thông tin thuốc: Tìm kiếm thông tin và đánh giá nghiêm túc các y văn khoa học; tổ chức các dịch vụ thông tin thuốc cho cả hai đối tượng thầy thuốc và bệnh nhân.
- Lên danh sách và chuẩn bị thuốc: Lên danh sách và chuẩn bị các thuốc và vật dụng y tế phù hợp với các tiêu chuẩn chấp nhận được để đáp ứng với các nhu cầu đặc biệt của từng bệnh nhân.
- Nghiên cứu sử dụng thuốc: Các nghiên cứu sử dụng thuốc/nghiên cứu dược dịch tễ học/nghiên cứu kết quả/dược cảnh giác và vật tư y tế cảnh giác : thu thập dữ liệu về điều trị thuốc, giá thành thuốc và kết quả trên bệnh nhân bằng các phương pháp khoa học và được thiết kế tốt.
- Dược động học/ giám sát thuốc điều trị: Nghiên cứu động học của thuốc và tối ưu hóa liều lượng.
- Thử nghiệm lâm sàng: Lên kế hoạch, đánh giá và tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.
- Dược kinh tế học: Dùng các kết quả của thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu kết quả điều trị trên bệnh nhân để xác định các đánh giá tỷ lệ giá thành-hiệu quả.
- Phân phối và thực hiện thuốc: Phân phối và thực hiện thuốc và vật dụng y tế : nghiên cứu và triển khai các hệ thống phân phối và thực hiện thuốc và vật dụng y tế sao cho có thể bảo đảm tính an toàn cao hơn khi thực hiện, giảm những tổn thất và giảm nguy cơ sai sót thuốc.
- Giảng dạy và tập huấn: Giảng dạy trước khi tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp cho các dược sĩ và các nhân viên y tế khác, đồng thời thực hiện các hoạt động để đưa ra các chương trình tập huấn và giáo dục cho các đối tượng trên.

Làm thế nào để theo đuổi ngành dược sĩ lâm sàng ?

Nhiều trường đại học dược hiện nay không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu cho giáo dục đúng về chuyên ngành dược sĩ lâm sàng. Hầu hết các trường còn tập trung nhiều vào mô hình cũ của hoạt động dược, như đặt nặng trên kiến thức hóa học và khoa học cơ bản.
Một vài trường có thay đổi và mở rộng các môn học, bao gồm các chuyên đề về dược dịch tể học, dược kinh tế học, y học lâm sàng và kỹ năng giao tiếp, nội dung cuối này là đặc biệt quan trọng đối với các dược sĩ cộng đồng. Vì thế đa số các sinh viên dược mới tốt nghiệp sau này sẽ làm việc ở cả mảng cộng đồng và mảng bệnh viện để học các kỹ năng cần thiết đối với người dược sĩ lâm sàng.
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là trường có uy tín hàng đầu về đào tạo trong lĩnh vực Y Dược được thành lập năm 2009 là cơ sở đào tạo nằm trong hệ thống đào tạo nhân lực nhóm ngành sức khỏe của Bộ Y tế, trường có chức năng nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế trình độ trung cấp theo đúng khung chương trình chuẩn Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT ngày 09/7/2014. Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Trung cấp chính quy thuộc hệ thống văn bằng chuẩn Quốc gia, được học liên thông cao đẳng Dược, Đại học Y Dược khi đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh liên thông của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc được tuyển dụng công chức ngành Y tế theo qui định tuyển dụng công chức, viên chức của Bộ Y tế.
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur với phương châm giỏi y thuật, giàu y đức đã sẵn sàng cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế năm 2015 giỏi về kỹ năng lâm sàng, vững về kiến thức lý thuyết, tay nghề nhằm đáp ứng cho nhu cầu tuyển dụng ngày càng khắt khe của các cơ sở Y tế trong cả nước.
Về cơ sở vật chất, Trường đã xây dựng được một hệ thống Phòng học thực hành khá hiện đại với các trang thiết bị đầy đủ phục vụ ngành học Y sĩ, Điều dưỡng, Dược sĩ như: Phòng thực hành tiền lâm sàng, Phục hồi chức năng, Khám bệnh, Y học cổ truyền Điều dưỡng, Giải phẫu sinh lý, Vi sinh ký sinh trùng, CSSK Sinh sản, Truyền thông GDSK, Phòng thực hành Hóa dược, Dược lý, Thực vật dược liệu, Bào chế, Hóa phân tích, Kiểm nghiệm, Quầy thực hành bán thuốc…
VAN PHONG TUYEN SINH PASTEUR
Văn phòng tuyển sinh Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội
Địa chỉ Văn Phòng tuyển sinh Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà NộiPhòng 623 - Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Điện thoại liên hệ: 04.6296.6296 – 09.8259.8259