Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Học Trung cấp Y Dược ở đâu tốt nhất Hà Nội?

Ngành Y Dược hiện nay không ngừng phát triển chạy theo nhu cầu của xã hội. Việc đào tạo ồ ạt của các trường đa ngành nghề không đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp. Vậy nên theo học Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội nào uy tín,chất lượng,điều băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh và thí sinh ? 


Sinh viên Trung cấp Y Dược Hà Nội thực hành Hóa Dược

Giới thiệu Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội.

Việc lựa chọn trường học là một bước ngoặt của mỗi học sinh. Nếu bạn lựa chọn không đúng thì ra trường học sinh sẽ không thể nắm vững cũng như áp dụng kiến thức về Y Dược của mình trong đời sống. Không nơi nhận việc, không đủ khả năng và năng lực khi làm việc.

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là trường có uy tín hàng đầu về đào tạo trong lĩnh vực Y Dược học được thành lập năm 2009 theo quyết định số 3514/QĐ-UBND ngày 30/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên, Phân hiệu Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội được thành lập theo quyết định số 437/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái nguyên và quyết định số 605/UBND-VX của UBND thành phố Hà Nội.

Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội là trường chuyên đào tạo Y Dược chất lượng cao, Trường được Bộ Giáo dục và đào tạo giao chỉ tiêu, Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo học viên có kiến thức tốt về y lý, y thuật và y đức để trở thành cán bộ làm việc trong các cơ quan y tế như: bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế...

Sau khi người học hoàn thành khóa học tại Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội, được cấp bằng Trung cấp chính quy thuộc hệ thống văn bằng chuẩn Quốc gia, được học liên thông lên Đại học Y Dược khi đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh liên thông của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc được tuyển dụng công chức ngành Y tế theo qui định tuyển dụng công chức, viên chức của Bộ Y tế.

Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội xác định phương châm lấy chất lượng đào tạo làm cốt lõi là hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao kiến thức về y lý, y thuật cho học sinh.Trong quá trình giảng dạy. Ngoài giờ học lý thuyết ở trên lớp do các giảng viên là các Dược sĩ, Bác sĩ, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã nhiều năm từng giảng dạy tại các Trường Y Dược có uy tín trong nước như: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Học Viện Quân Y… Nhà trường chú trọng đào tạo thực hành, thực tế để cho học sinh có kỹ năng tay nghề tốt. Ngay trong năm học đầu tiên Nhà trường tổ chức cho học sinh đến học tập tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa lớn trong thành phố Hà Nội để cùng với y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân để các em cọ xát với tình huống thực tế cũng như tìm hiểu các quy trình tiếp nhận, khám chữa bệnh của ngành y tế.

Đây là mô hình kết hợp giữa Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội với Bệnh viện nhằm tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có địa chỉ thực hành, thực tập tốt nhất trong suốt quá trình học tập cũng như tìm kiếm cơ hội tuyển dụng và làm việc trực tiếp tại nhiều bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.


Tuyển sinh Trung cấp Y Dược Hà Nội năm 2015
Trung cấp Y khoa Pasteur đào tạo các chuyên ngành: Y sĩ Đa khoa, Trung cấp Dược sĩ, Điều dưỡng đa khoa với thời gian đào tạo như sau:

Học 3 năm (Áp dụng cho đối tượng: tốt nghiệp THCS (lớp 9). Thời gian chương trình đào tạo 9 + 3 là 36 tháng, Học viên được học bổ sung văn hóa để hoàn hoàn thiện chương trình THPT cấp 3.

Học 2 năm 3 tháng (Áp dụng cho đối tượng: học xong lớp 12, trượt tốt nghiệp THPT, BTVH). Thời gian chương trình đào tạo 27 tháng, Học viên được học bổ sung văn hóa 03 tháng để hoàn thiện chương trình THPT cấp 3.

Học 2 năm (Áp dụng cho đối tượng: tốt nghiệp THPT, văn bằng tương đương BTVH cấp 3).

Học 10 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành sức khỏe như Dược sỹ, Y sỹ đa khoa, YHCT, Y sỹ YHDP, Hộ sinh trung cấp, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, Phục hình răng...).

Học 12 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ, sư phạm…)

Địa chỉ đào tạo Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội Phòng 623- Số 101 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội ( Gần Ngã Tư Sở )

Điện thoại : 04.6296.6296 - 09.8259.8259

Xem chi tiết tại website:http://trungcapykhoa.edu.vn/truong-t...ot-nhat-ha-noi

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Bạn nên theo học tại Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur ?

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo đa ngành nghề làm góp phần gia tăng tỉ lệ thất nghiệp. Ngành Y Dược cũng không thể tránh khỏi. Nếu yêu thích ngành Y Dược, bạn nên theo học tại Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur ?


Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội

Giới thiệu về Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur vinh dự được mang tên danh nhân ngành y là ông Louis Pasteur, người đã có cống hiến vĩ đại cho Y học nhân loại, nên nhiều quốc gia trên thế giới để tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông đã lập lên Viện Pasteur để nghiên cứu về lĩnh vực y học.

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là trường chuyên đào tạo Y Dược chất lượng cao, Trường được Bộ Giáo dục và đào tạo giao chỉ tiêu, Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo học viên có kiến thức tốt về y lý, y thuật và y đức để trở thành cán bộ làm việc trong các cơ quan y tế như: bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế...

Lý do theo học Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur.

1. Uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Y Dược.

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur được thành lập năm 2009 theo quyết định số 3514/QĐ-UBND ngày 30/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên, Phân hiệu Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội được thành lập theo quyết định số 437/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái nguyên và quyết định số 605/UBND-VX của UBND thành phố Hà Nội. Được đánh giá cao về chất lượng đào tạo, đột phá trong liên kết với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ xã hội.

2. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp.

Phần lớn giảng viên tham gia giảng dạy tại Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur được đào tạo tại các trường đại học, học viện uy tín trong nước và một số giáo viên được đào tạo ở nước ngoài, giảng dạy theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo. Bên cạnh quá trình giảng dạy giáo viên còn trực tiếp làm Cố vấn học tập cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trường Trung cấp Y Khoa Pasteur trong học tập cũng như giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong đời sống của các em.

Với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng nhiệt tình và nhiều tâm huyết đang cùng đồng hành cùng nhà trường trong việc giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên còn trực tiếp làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, bệnh viện... đây là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm từ thực tiễn công việc đến học viên, giúp các em cập nhật nắm bắt được những vấn đề mới nhất từ thực tế ngành nghề.


Sinh viên Trung cấp Y Khoa Pasteur thực hành khám bệnh

3. Hệ thống ngành nghề thuộc nhóm ngành Y Dược.

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur hiện nay có nhiều ngành đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp gồm: Y sỹ đa khoa, Điều dưỡng đa khoa, Y học cổ truyền, Dược sĩ trung cấp, ….

Với hệ thống ngành nghề thuộc các nhóm ngành Y – Dược sẽ giúp học sinh có thể học đa ngành nghề, hiểu biết sâu về lĩnh vực Y Dược, thực hiện ước mơ của mình.

4. Chương trình đào tạo liên tục cải tiến.

Tại trường Trung cấp Y Khoa Pasteur chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên căn cứ vào thực tiễn ngành nghề, thông qua đối thoại với các doanh nghiệp và các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo.

Đối tượng và hình thức tuyển sinh: xét tuyển thẳng vào học không phải thi.
  • Học 3 năm (Áp dụng cho đối tượng: tốt nghiệp THCS (lớp 9). Thời gian chương trình đào tạo 9 + 3 là 36 tháng, Học viên được học bổ sung văn hóa để hoàn thiện chương trình THPT cấp 3.
  • Học 2 năm 3 tháng (Áp dụng cho đối tượng: học xong lớp 12, trượt tốt nghiệp THPT, BTVH). Thời gian chương trình đào tạo 27 tháng, Học viên được học bổ sung văn hóa 03 tháng để hoàn thiện chương trình THPT cấp 3.
  • Học 2 năm (Áp dụng cho đối tượng: tốt nghiệp THPT, văn bằng tương đương BTVH cấp 3).
  • Học 10 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành sức khỏe như Dược sỹ, Y sỹ đa khoa, YHCT, Y sỹ YHDP, Hộ sinh trung cấp, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, Phục hình răng ..…).
  • Học 12 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật…

5. Liên thông Cao đẳng Dược và các trường đại học

Học viên tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp tại Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur được cấp bằng Trung cấp chính quy thuộc hệ thống văn bằng chuẩn Quốc gia, được học liên thông Cao đẳng Dược, Đại học Y Dược khi đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh liên thông của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc được tuyển dụng công chức ngành Y tế theo qui định tuyển dụng công chức, viên chức của Bộ Y tế.


Sinh viên Y Khoa Pasteur thực hành Y lâm sàng

6. Cơ sở vật chất hiện đại

Nhà trường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất khang trang với phục vụ cho dạy và học, hệ thống phòng học lý thuyết rộng rãi với máy chiếu, tivi màn hình lớn... Phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị, mô hình phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin.

7. Chế độ, chính sách hấp dẫn

Học viên Được hỗ trợ vay tín dụng học tập trong suốt khóa học. Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong suốt khóa học.

Được xét miễn - giảm học phí cho học viên thuốc diện chính sách. Nhà trường có quỹ học bổng dành cho học sinh, sinh viên có kết quả học tập cao, quỹ học bổng còn được hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các mạnh thường quân dành cho học viên có thành tích học tập tốt và vượt khó.

Nhà trường có Ký túc xá cho học sinh ở xa nội trú. 

8. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cao

Với việc liên kết với các doanh nghiệp, công ty, các trung tâm y tế hay các bệnh viện lớn mà nhà trường đã liên kết trên địa bàn Thành phố và các vùng lận cận học sinh, sinh viên được giới thiệu việc làm bán thời gian, chính quá trình này đã giúp học sinh, sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm nâng cao khả năng xin việc sau khi ra trường cũng như được một số công ty, doanh nghiệp tiếp nhận sau khi tốt nghiệp.

Xem thêm tại : http://trungcapykhoa.edu.vn/ly-do-th...y-khoa-pasteur

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Dược sĩ lâm sàng - Những điều cần biết?

Dược sĩ lâm sàng được đào tạo tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur theo tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT, sau khi ra trường được cấp bằng chính quy và được học liên thông lên các trường Cao đẳng , Đại học khối ngành Y Dược trên toàn quốc.

duoc-si-thuc-hanh

Dược sĩ lâm sàng trong giờ thực hành

Thế nào là Dược lâm sàng?

Dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y dược và thực hành dược. Đó là một chuyên khoa y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và vật dụng y tế.
Dược lâm sàng bao gồm tất cả các dịch vụ mà người dược sĩ lâm sàng thực hành tại bệnh viện, các nhà thuốc cộng đồng, các nhà an dưỡng, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, các dưỡng đường và các đơn vị khác, nơi có thuốc được kê đơn và sử dụng.
Thuật ngữ “Dược Lâm sàng” không chỉ nhằm nói đến hoạt động của dược sĩ ở bệnh viện. Một dược sĩ cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động dược sĩ lâm sàng giống.

Mục tiêu chung của dược sĩ lâm sàng

Mục tiêu chung của các hoạt động Dược sĩ lâm Sàng là thúc đẩy việc dùng thuốc và vật dụng y tế đúng và hợp lý nhằm:
  • Phát huy tối đã hiệu quả của thuốc, ví dụ dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất cho từng đối tượng bệnh nhân.
  • Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, ví dụ giám sát liệu trình điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị.
  • Giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và cho bệnh nhân, ví dụ đưa ra các điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn nhất bệnh nhân.
  • Mức độ tác động của dược sĩ lâm sàng
Các hoạt động dược sĩ lâm sàng có thế tác động đến việc dùng thuốc đúng ở 3 mức độ khác nhau trước, trong và sau khi kê đơn.
1. Trước khi kê đơn
• Các thử nghiệm lâm sàng
• Danh mục thuốc
• Thông tin thuốc
Dược sĩ lâm sàng có quyền tham gia và tác động đến các chính sách liên quan đến thuốc, nghĩa là ra quyết định thuốc nào xứng đáng được lưu hành trên thị trường, thuốc nào nên được đưa vào trong danh mục thuốc quốc gia và địa phương, chính sách kê đơn nào và hướng dẫn điều trị nào nên được thực thi.
Dược sĩ lâm sàng cũng liên quan đến các hoạt động của thử nghiệm lâm sàng ở các mức độ khác nhau như tham gia vào hội đồng đạo đức; vào giám sát thử nghiệm; vào sự phân phối và chuẩn bị các thuốc thử nghiệm.
2. Trong khi kê đơn
• Hoạt động tư vấn:
Dược sĩ lâm sàng có thể tác động đến quan điểm và quyền ưu tiên của người kê đơn trong việc lựa chọn thuốc đúng.
- Dược sĩ lâm sàng giám sát, phát hiện và ngăn chặn tương tác thuốc, các phản ứng bất lợi và sai sót về thuốc bằng cách đánh giá các khía cạnh của đơn thuốc (giải thích thêm của người dịch: như chỉ định-lựa chọn thuốc, liều lượng thuốc, tương tác thuốc, cách dùng thuốc…)
- Dược sĩ lâm sàng lưu ý đến liều lượng các thuốc có phạm vi điều trị hẹp cần phải giám sát điều trị.
- Dược sĩ cộng đồng cũng có thể ra quyết định kê đơn trực tiếp, khi tư vấn với các thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn).
3. Sau khi kê đơn
• Tư vấn
• Chuẩn bị danh sách thuốc cho từng bệnh nhân
• Đánh giá sử dụng thuốc
• Nghiên cứu kết quả
• Nghiên cứu dược trong kinh tế
- Sau khi đơn thuốc được kê, dược sĩ lâm sàng đóng vai trò chính trong giao tiếp và tư vấn bệnh nhân.
Dược sĩ lâm sàng có thể cải thiện sự nhận thức của bệnh nhân về các điều trị dành cho họ, giám sát đáp ứng điều trị, kiểm tra và cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân với các thuốc kê đơn.
- Là thành viên của một nhóm đa chuyên khoa, dược sĩ lâm sàng cũng cung cấp sự chăm sóc thống nhất giữa “bệnh viện đến cộng đồng” và ngược lại, bảo đảm tính liên tục về nguy cơ và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc.
dao-tao-duoc-si-lop-chu-nhat
Đào tạo Dược sĩ liên tục khai giảng các lớp thứ 7,chủ nhật

Các hoạt động khi học trung cấp dược sĩ lâm sàng.

- Tư vấn: Phân tích cách điều trị, tư vấn cho bác sĩ về tính đúng đắn của việc điều trị bằng thuốc và cung cấp sự chăm sóc dược cho bệnh nhân ở cả hai nơi bệnh viện và cộng đồng.
- Lựa chọn thuốc: Xác định “Danh mục thuốc” hoặc “Danh sách giới hạn thuốc” bằng cách phối hợp với các bác sĩ bệnh viện, các bác sĩ đa khoa và những người ra quyết định.
- Thông tin thuốc: Tìm kiếm thông tin và đánh giá nghiêm túc các y văn khoa học; tổ chức các dịch vụ thông tin thuốc cho cả hai đối tượng thầy thuốc và bệnh nhân.
- Lên danh sách và chuẩn bị thuốc: Lên danh sách và chuẩn bị các thuốc và vật dụng y tế phù hợp với các tiêu chuẩn chấp nhận được để đáp ứng với các nhu cầu đặc biệt của từng bệnh nhân.
- Nghiên cứu sử dụng thuốc: Các nghiên cứu sử dụng thuốc/nghiên cứu dược dịch tễ học/nghiên cứu kết quả/dược cảnh giác và vật tư y tế cảnh giác : thu thập dữ liệu về điều trị thuốc, giá thành thuốc và kết quả trên bệnh nhân bằng các phương pháp khoa học và được thiết kế tốt.
- Dược động học/ giám sát thuốc điều trị: Nghiên cứu động học của thuốc và tối ưu hóa liều lượng.
- Thử nghiệm lâm sàng: Lên kế hoạch, đánh giá và tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.
- Dược kinh tế học: Dùng các kết quả của thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu kết quả điều trị trên bệnh nhân để xác định các đánh giá tỷ lệ giá thành-hiệu quả.
- Phân phối và thực hiện thuốc: Phân phối và thực hiện thuốc và vật dụng y tế : nghiên cứu và triển khai các hệ thống phân phối và thực hiện thuốc và vật dụng y tế sao cho có thể bảo đảm tính an toàn cao hơn khi thực hiện, giảm những tổn thất và giảm nguy cơ sai sót thuốc.
- Giảng dạy và tập huấn: Giảng dạy trước khi tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp cho các dược sĩ và các nhân viên y tế khác, đồng thời thực hiện các hoạt động để đưa ra các chương trình tập huấn và giáo dục cho các đối tượng trên.

Làm thế nào để theo đuổi ngành dược sĩ lâm sàng ?

Nhiều trường đại học dược hiện nay không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu cho giáo dục đúng về chuyên ngành dược sĩ lâm sàng. Hầu hết các trường còn tập trung nhiều vào mô hình cũ của hoạt động dược, như đặt nặng trên kiến thức hóa học và khoa học cơ bản.
Một vài trường có thay đổi và mở rộng các môn học, bao gồm các chuyên đề về dược dịch tể học, dược kinh tế học, y học lâm sàng và kỹ năng giao tiếp, nội dung cuối này là đặc biệt quan trọng đối với các dược sĩ cộng đồng. Vì thế đa số các sinh viên dược mới tốt nghiệp sau này sẽ làm việc ở cả mảng cộng đồng và mảng bệnh viện để học các kỹ năng cần thiết đối với người dược sĩ lâm sàng.
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là trường có uy tín hàng đầu về đào tạo trong lĩnh vực Y Dược được thành lập năm 2009 là cơ sở đào tạo nằm trong hệ thống đào tạo nhân lực nhóm ngành sức khỏe của Bộ Y tế, trường có chức năng nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế trình độ trung cấp theo đúng khung chương trình chuẩn Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT ngày 09/7/2014. Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Trung cấp chính quy thuộc hệ thống văn bằng chuẩn Quốc gia, được học liên thông cao đẳng Dược, Đại học Y Dược khi đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh liên thông của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc được tuyển dụng công chức ngành Y tế theo qui định tuyển dụng công chức, viên chức của Bộ Y tế.
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur với phương châm giỏi y thuật, giàu y đức đã sẵn sàng cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế năm 2015 giỏi về kỹ năng lâm sàng, vững về kiến thức lý thuyết, tay nghề nhằm đáp ứng cho nhu cầu tuyển dụng ngày càng khắt khe của các cơ sở Y tế trong cả nước.
Về cơ sở vật chất, Trường đã xây dựng được một hệ thống Phòng học thực hành khá hiện đại với các trang thiết bị đầy đủ phục vụ ngành học Y sĩ, Điều dưỡng, Dược sĩ như: Phòng thực hành tiền lâm sàng, Phục hồi chức năng, Khám bệnh, Y học cổ truyền Điều dưỡng, Giải phẫu sinh lý, Vi sinh ký sinh trùng, CSSK Sinh sản, Truyền thông GDSK, Phòng thực hành Hóa dược, Dược lý, Thực vật dược liệu, Bào chế, Hóa phân tích, Kiểm nghiệm, Quầy thực hành bán thuốc…
VAN PHONG TUYEN SINH PASTEUR
Văn phòng tuyển sinh Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội
Địa chỉ Văn Phòng tuyển sinh Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà NộiPhòng 623 - Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Điện thoại liên hệ: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Chăm sóc người say rượu ngày tết như thế nào?

Ngày Tết âm lịch sắp đến,những buổi tất niên tưng bừng tại cơ quan,những cuộc nhậu bên bạn bè,người thân và gia đình.Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ uống rất nhiều bia rượu và say rượu là điều không thể tránh khỏi"Không say không về ".Là một điều dưỡng viên đa khoa mình xin chia sẻ với các bạn một vài phương pháp phòng chống và chăm sóc người bị say rượu.

sayruou-2b457

Nên ăn gì trước khi uống rượu để giảm thiểu nguy cơ say rượu?

-Uống một thì dầu ăn trước khi uống rượu : Phương pháp này mình đã thực hiện và thấy khá là hiệu quả.Dầu ăn sẽ là chất xúc tác khi bạn uống vào cơ thể sẽ tạo thành một lớp bảo vệ quanh dạ dày của bạn,làm hạn chế việc thẩm thấu rượu đi vào cơ thẻ của bạn.
-Uống một ly sữa : trước khi tham gia bữa tiệc rượu :Sữa được xem là thực phẩm chống say tốt nhất thông qua cơ chế tạo ra một chiếc áo giáp cho niêm mạc dạ dày, nhằm hạn rượu hấp thụ vào máu.Chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh được điều này nhưng trong thực tế có nhiều người áp dụng thành công. Ngoài ra, sữa còn là nguồn thực phẩm giàu canxi và vitamin B nên không gây hại cho cơ thể nếu kết hợp với rượu.
-Ăn nhẹ : kèm theo một chút thức ăn có mỡ,giúp chống sốc cho dạ giày của bạn phải tiếp xúc tức thì với rượu dễ gây ra ngộ độc và đồng thời cản trở việc ngấm rượu qua thành dạ dày.
Cold-water-diet-is-one-of-t
-Uống một cốc nước đầy : Trước khi uống bia hay rượu, các chuyên gia khuyên nên bạn uống một cốc nước để tránh việc cơ thể đột nhiên tiếp nhận lượng nước lạ, dễ gây choáng váng...
"Hiện tượng say rượu là do lượng đường trong máu thấp và mất nước, cả hai đều là tác nhân gây đau nửa đầu. Việc uống một cốc chanh đường sẽ giúp bổ sung lượng đường thiếu họt trong cơ thể bạn,đồng thời bổ sung nước và chất chua của chanh có tác dụng trung hòa nồng độ rượu trong dạ dày của bạn,ngoài ra chanh còn có tác dụng giải độc rất tốt "

Các phương pháp chăm sóc người say rượu theo tiêu chuẩn của một điều dưỡng viên đa khoa?

( Bài viết liên quan : Học trung cấp Điều dưỡng viên đa khoa ở đâu tốt nhất Hà Nội ? )

Bước 1: Nhận biết dấu hiệu của người say rượu
Một người khi đã uống quá nhiều rượu bia thường có những biểu hiện như sau: nói líu lưỡi, giọng điệu kéo dài, nói to tiếng, không có khả năng ngồi và đứng vững, hay lăn lộn trên sàn, đi bộ nghiêng ngả, phản ứng cáu gắt dữ dội, mắt đỏ ngầu, người nóng ran…Trong trường hợp này, chúng ta nên làm các việc sau:
Bước 2: Tránh để người say bị tổn thương cơ thể
• Giúp người say rượu ngồi lên ghế hoặc sàn nhà, có thể tìm một nơi nào đó để người say nôn khi cần.
• Nếu người say đang nằm, hãy cho nằm nghiêng khi nôn, không được để cho họ nằm ngửa để tránh sặc. Nếu họ đang nằm trên ghế sofa, không được để họ hướng mặt vào lưng ghế.
Bước 3: Không để cho người say ngủ một mình
Các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với người say rượu khi ngủ nên bạn cần phải túc trực bên họ để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra bất ngờ.
• Hãy ở trong phòng cùng với người say rượu. Bạn có thể xem TV, đọc sách hoặc dọn phòng sau bữa tiệc nhưng nhớ là phải trông coi người say rượu thật cẩn thận.
Bước 4: Kiểm tra sự tỉnh táo ở người say
Hãy gọi tên người say rượu thật to, bảo họ mở mắt, cấu họ để chờ phản ứng… Theo dõi ngực để kiểm tra hơi thở, nếu bạn thấy họ hít thở đều khoảng 12-20 lần/phút là bình thường.
Bước 5: Kiểm tra dấu hiệu ngộ độc rượu
Nếu hơi thở chậm (thở 8 lần/phút hoặc 10 giây thở một lần) và người say không có phản ứng gì, có thể họ đã bị ngộ độc. Một số dấu hiệu khác là:
• Ngất, bất tỉnh, hôn mê.
• Mạch đập nhanh.
• Nôn trong khi ngủ và không thức dậy ngay cả khi nôn.
Bước 6: Gọi xe cấp cứu (số 115) nếu người say có dấu hiệu bị ngộ độc rượu
Bước 7: Ở lại với người say cho đến khi có trợ giúp y tế
• Hãy giữ ấm, liên tục theo dõi hơi thở và thực hành sơ cứu cho người say rượu nếu cần.
• Nếu người say rượu tỉnh táo hoặc có ý thức trở lại, bạn không nên chạm vào họ mà không giải thích những gì bạn đang làm; họ có thể phản ứng dữ dội.
• Bạn cũng không nên cho say rượu uống nước trà hay cà phê vì chúng có thể gây mất nước hơn nữa.
Lưu ý:
• Đừng để người say rượu vào tắm nước lạnh để tỉnh tảo vì có thể gây ra sốc nhiệt độ có thể gây tử vong.
• Nếu người say rượu nằm ngủ, hãy để họ nằm đúng tư thế, không được để họ nằm sấp.

Một số cách giải rượu mà dân gian hay dùng :

- Gừng tươi:Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
- Chanh tươi:Một quả chanh tươi, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.
- Bưởi:Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
- Bột sắn dây :Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

Một số lưu ý cần chú ý với người say rượu :

Đặc biệt, khi say cần lưu ý không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.
Tuyệt đối không uống nước ngọt có gas trong và sau khi nhậu vì phản ứng tạo bọt khí sinh ra lượng lớn anhydrit cacbonic rất nguy hại tới dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm huyết áp tăng cao, tức ngực, khó thở và chóng mặt trầm trọng.
Không nên uống paracetamol, vitamin B1, B6, axit folic,cảm cúm panadol… để làm giảm đau đầu khi say. Khi rượu, bia vào, gan đang bị ảnh hưởng, lại thêm paracetamol chuyển hoá làm gan tê liệt. Còn aspirin, một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, khi uống phối hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hoá.
Xem thêm:


Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Bệnh thận và những dấu hiệu để bạn nhận biết?

Nếu bạn có một trong những triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức, hơi thở hôi nặng… Đừng nên trì hoãn hay vì bất kỳ lý do gì, bạn nên đi khám bệnh. Đó có thể là những dấu hiệu của bệnh thận.



Bị phù tại chân do không loại bỏ được chất thải

Đi tiểu khó hoặc bị đau

Đôi khi bạn cảm thấy đi tiểu thật khó khăn hoặc đau khi đi tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng như đau hay rát khi đi tiểu. Khi các bệnh nhiễm trùng lây lan đến thận chúng có thể gây sốt và đau lưng.
Máu trong nước tiểu
Đây là một triệu chứng rõ ràng của bệnh thận. Cũng có thể là nguyên nhân của một bệnh nào đó, tuy nhiên, bạn nên đi khám ngay khi phát hiện ra hiện tượng này.

Bị phù chân tay

Thận có nhiệm vụ loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi chúng không thể làm như vậy, lượng nước dư thừa này sẽ gây phù ở bàn tay, bàn chân mắt cá chân thậm chí là trên mặt.

Vô cùng mệt mỏi và suy nhược

Thận sản sinh ra một hoóc-môn có tên gọi erythropoietin hỗ trợ tế bào máu mang oxy. Khi thận có vấn đề khác thường, lượng erythropoietin có thể ít hơn khiến máu thiếu oxy. Điều này dẫn đến tế bào thiếu oxy và gây nên mệt mỏi và suy nhược cơ thể tổng quát.

Chóng mặt, không có khả năng tập trung

Thiếu máu có liên quan đến bệnh thận. Nó làm suy yếu lượng ôxy cung cấp cho não, vì thế, có thể gây chóng mặt, khó tập trung…

Luôn thấy lạnh

Nếu thận của bạn không khỏe, có thể, bạn luôn cảm thấy lạnh lạnh, ngay cả khi xung quanh khá ấm áp. Viêm bể thận (nhiễm trùng thận) có thể gây sốt rét nhẹ.

Phát ban da và ngứa

Suy thận gây nên thiếu máu. Điều này có thể gây ngứa và da nổi mụn nghiêm trọng.

Hơi thở có mùi hôi nặng

Suy thận làm tăng mức độ urê trong máu. Urê này được chia thành amoniac phân bố trong tuyến nước bọt gây ra hơi thở có mùi khai như nước tiểu. Hoặc nó cũng khiến miệng thở ra mùi hôi nặng bất thường.

Buồn nôn và ói mửa

Thận suy yếu dẫn đến gia tăng các chất thải trong máu người bệnh cũng có thể gây buồn nôn và ói mửa.

Khó thở

Bệnh thận gây ra dịch tích tụ trong phổi. Và cũng có thể là thiếu máu do cơ thể bị thiếu oxy. Bạn cơ thể bị một trong những chứng trên bạn sẽ bị khó thở.

Đau thắt lưng hoặc hai bên hông

Một số trường hợp bệnh thận có thể gây đau đớn. Đó có thể là cơn đau buốt dữ dội lây lan từ thắt lưng đến háng nếu có sỏi thận. Đau cũng có thể là triệu chứng của bệnh thận đa nang, gây nhiều nang chứa dịch trong thận. Viêm bàng quang kẽ, viêm mãn tính của thành bàng quang đều gây đau mãn tính và khó chịu.

Điều quan trọng là bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và chuẩn đoán bệnh sớm. có như vậy, Cơ hội để phục hồi sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Xem thêm :

Tác dụng to lớn của việc khóc?

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Ngành Y sĩ đa khoa học ở đâu tốt nhất năm 2015

Nghề y là nghề làm công việc tổ chức phòng khám, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho con người. Y học là một môn khoa học nghiên cứu bệnh lý, cách phòng bệnh và chữa bệnh.Trung cấp Y Khoa Pasteur là trường đào tạo ngành Y sĩ đa khoa uy tín chất lượng. 

thuc-hanh-y-ta-dieu-duong-pasteur
Ngành Y sĩ đa khoa – Trung cấp Y Khoa Pasteur

1.Tuyển sinh Trung cấp Y sĩ đa khoa năm 2013

(Đào tạo trong và ngoài giờ hành chính)
Y sỹ đa khoa : mã ngành 03
- Mã Trường: 2701
- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT ( hoặc BTVH )

2. Thời gian đào tạo  ngành Y sĩ đa khoa là  : 2 năm

3. Hệ đào tạo: Trung cấp Chuyên nghiệp hệ chính quy và VHVL.
4. Hình thức tuyển sinh  Y  sĩ đa khoa  : Ngành Y xét tuyển điểm môn Toán & Sinh theo học bạ THPT (cấp 3 ) hoăc BTTH.

Có giấy báo trúng tuyển ngay nếu hồ sơ hợp lệ, nếu thí sinh nộp hồ sở trực tiếp tại Trường.

5. Hồ sơ dự tuyển Trung cấp Y sĩ đa khoa gồm:

+ 01 Bộ phiếu đăng ký tuyển sinh TCCN theo mẫu của Bộ GD-ĐT mua tại các hiệu sách trong cả nước.
+ 02 bản sao công chứng Bằng + Bảng điểm (tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học).
+ Bản sao giấy khai sinh.
+ 02 ảnh (3×4) + 01 ảnh (2×3) cho vào phong bì dán sẵn tem thư và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người học.
+ Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
+ Giấy tờ khác (nếu thuộc đối tượng ưu tiên).

6.Thời gian nhận hồ sơ trung cấp Y sĩ đa khoa :  từ 8h đến 17h từ thứ 2 đến thứ 6

Quyền lợi của học sinh:
- Học sinh tốt nghiệp được học liên thông Cao Đẳng Y, Đại Học Y (Theo quy định của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế).
7. Sinh viên thuộc đối tượng chính sách xã hội được hưởng các chế độ ưu tiên theo quy định của Nhà Nước, được vay vốn ngân hàng trong suốt quá trình học tập.Nhà Trường cấp học bổng cho sinh viên có học lực loại giỏi…
tu-van-tuyen-sinh-y-duoc
Tư vấn tuyển sinh Y Dược năm 2015

Địa điểm đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y sĩ và làm thủ tục nhập học tại địa chỉ:

Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở)
Tư vấn viên :  04.6296.6296 – 09.82859.8259