Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Chăm sóc người say rượu ngày tết như thế nào?

Ngày Tết âm lịch sắp đến,những buổi tất niên tưng bừng tại cơ quan,những cuộc nhậu bên bạn bè,người thân và gia đình.Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ uống rất nhiều bia rượu và say rượu là điều không thể tránh khỏi"Không say không về ".Là một điều dưỡng viên đa khoa mình xin chia sẻ với các bạn một vài phương pháp phòng chống và chăm sóc người bị say rượu.

sayruou-2b457

Nên ăn gì trước khi uống rượu để giảm thiểu nguy cơ say rượu?

-Uống một thì dầu ăn trước khi uống rượu : Phương pháp này mình đã thực hiện và thấy khá là hiệu quả.Dầu ăn sẽ là chất xúc tác khi bạn uống vào cơ thể sẽ tạo thành một lớp bảo vệ quanh dạ dày của bạn,làm hạn chế việc thẩm thấu rượu đi vào cơ thẻ của bạn.
-Uống một ly sữa : trước khi tham gia bữa tiệc rượu :Sữa được xem là thực phẩm chống say tốt nhất thông qua cơ chế tạo ra một chiếc áo giáp cho niêm mạc dạ dày, nhằm hạn rượu hấp thụ vào máu.Chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh được điều này nhưng trong thực tế có nhiều người áp dụng thành công. Ngoài ra, sữa còn là nguồn thực phẩm giàu canxi và vitamin B nên không gây hại cho cơ thể nếu kết hợp với rượu.
-Ăn nhẹ : kèm theo một chút thức ăn có mỡ,giúp chống sốc cho dạ giày của bạn phải tiếp xúc tức thì với rượu dễ gây ra ngộ độc và đồng thời cản trở việc ngấm rượu qua thành dạ dày.
Cold-water-diet-is-one-of-t
-Uống một cốc nước đầy : Trước khi uống bia hay rượu, các chuyên gia khuyên nên bạn uống một cốc nước để tránh việc cơ thể đột nhiên tiếp nhận lượng nước lạ, dễ gây choáng váng...
"Hiện tượng say rượu là do lượng đường trong máu thấp và mất nước, cả hai đều là tác nhân gây đau nửa đầu. Việc uống một cốc chanh đường sẽ giúp bổ sung lượng đường thiếu họt trong cơ thể bạn,đồng thời bổ sung nước và chất chua của chanh có tác dụng trung hòa nồng độ rượu trong dạ dày của bạn,ngoài ra chanh còn có tác dụng giải độc rất tốt "

Các phương pháp chăm sóc người say rượu theo tiêu chuẩn của một điều dưỡng viên đa khoa?

( Bài viết liên quan : Học trung cấp Điều dưỡng viên đa khoa ở đâu tốt nhất Hà Nội ? )

Bước 1: Nhận biết dấu hiệu của người say rượu
Một người khi đã uống quá nhiều rượu bia thường có những biểu hiện như sau: nói líu lưỡi, giọng điệu kéo dài, nói to tiếng, không có khả năng ngồi và đứng vững, hay lăn lộn trên sàn, đi bộ nghiêng ngả, phản ứng cáu gắt dữ dội, mắt đỏ ngầu, người nóng ran…Trong trường hợp này, chúng ta nên làm các việc sau:
Bước 2: Tránh để người say bị tổn thương cơ thể
• Giúp người say rượu ngồi lên ghế hoặc sàn nhà, có thể tìm một nơi nào đó để người say nôn khi cần.
• Nếu người say đang nằm, hãy cho nằm nghiêng khi nôn, không được để cho họ nằm ngửa để tránh sặc. Nếu họ đang nằm trên ghế sofa, không được để họ hướng mặt vào lưng ghế.
Bước 3: Không để cho người say ngủ một mình
Các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với người say rượu khi ngủ nên bạn cần phải túc trực bên họ để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra bất ngờ.
• Hãy ở trong phòng cùng với người say rượu. Bạn có thể xem TV, đọc sách hoặc dọn phòng sau bữa tiệc nhưng nhớ là phải trông coi người say rượu thật cẩn thận.
Bước 4: Kiểm tra sự tỉnh táo ở người say
Hãy gọi tên người say rượu thật to, bảo họ mở mắt, cấu họ để chờ phản ứng… Theo dõi ngực để kiểm tra hơi thở, nếu bạn thấy họ hít thở đều khoảng 12-20 lần/phút là bình thường.
Bước 5: Kiểm tra dấu hiệu ngộ độc rượu
Nếu hơi thở chậm (thở 8 lần/phút hoặc 10 giây thở một lần) và người say không có phản ứng gì, có thể họ đã bị ngộ độc. Một số dấu hiệu khác là:
• Ngất, bất tỉnh, hôn mê.
• Mạch đập nhanh.
• Nôn trong khi ngủ và không thức dậy ngay cả khi nôn.
Bước 6: Gọi xe cấp cứu (số 115) nếu người say có dấu hiệu bị ngộ độc rượu
Bước 7: Ở lại với người say cho đến khi có trợ giúp y tế
• Hãy giữ ấm, liên tục theo dõi hơi thở và thực hành sơ cứu cho người say rượu nếu cần.
• Nếu người say rượu tỉnh táo hoặc có ý thức trở lại, bạn không nên chạm vào họ mà không giải thích những gì bạn đang làm; họ có thể phản ứng dữ dội.
• Bạn cũng không nên cho say rượu uống nước trà hay cà phê vì chúng có thể gây mất nước hơn nữa.
Lưu ý:
• Đừng để người say rượu vào tắm nước lạnh để tỉnh tảo vì có thể gây ra sốc nhiệt độ có thể gây tử vong.
• Nếu người say rượu nằm ngủ, hãy để họ nằm đúng tư thế, không được để họ nằm sấp.

Một số cách giải rượu mà dân gian hay dùng :

- Gừng tươi:Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
- Chanh tươi:Một quả chanh tươi, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.
- Bưởi:Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
- Bột sắn dây :Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

Một số lưu ý cần chú ý với người say rượu :

Đặc biệt, khi say cần lưu ý không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.
Tuyệt đối không uống nước ngọt có gas trong và sau khi nhậu vì phản ứng tạo bọt khí sinh ra lượng lớn anhydrit cacbonic rất nguy hại tới dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm huyết áp tăng cao, tức ngực, khó thở và chóng mặt trầm trọng.
Không nên uống paracetamol, vitamin B1, B6, axit folic,cảm cúm panadol… để làm giảm đau đầu khi say. Khi rượu, bia vào, gan đang bị ảnh hưởng, lại thêm paracetamol chuyển hoá làm gan tê liệt. Còn aspirin, một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, khi uống phối hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hoá.
Xem thêm: