Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Người âm,có nhận được vàng mã không theo bạn nghĩ sao ?

Hàng tuần có hàng trăm gia đình đến Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người ở số 1, Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội để cầu siêu và giao lưu với người thân đã mất do Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) tổ chức. Tiến sỹ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA cho biết kết quả giao lưu thành công rất cao. Ông chia sẻ về ý nghĩa việc giao lưu, cách thức cầu siêu tại đây và vui vẻ trả lời câu hỏi: “Người Âm có nhận được vàng mã hay không?”.
Nhiều gia đình đến đây giao lưu không thành công là vì họ chỉ muốn “gọi” người thân đã mất về chỉ để hỏi, để cầu lợi cho mình, (hỏi làm ăn thế nào cho phát tài, để xin được phù hộ đủ thứ,…). Việc giao tiếp với “cõi âm” như vậy là hình thức giao tiếp không lịch sự.
Các cụ ta có câu: “Âm dương đồng nhất lý”. Do đó, muốn cho ông bà, cha mẹ, tổ tiên… đã mất về “gặp” chúng ta với tâm trạng vui vẻ, thì chúng ta phải thể hiện tính nhân văn trong văn hóa giao tiếp. Theo đó, ta phải giải mã được những thông điệp của thế giới bên kia, nghe được ý nguyện của người đã mất: Họ muốn gì, cần gì để mình đáp ứng, thậm chí chúng ta có thể học và tiến hành “chữa bệnh” cho người âm nếu như chúng ta thành tâm hồi hướng công đức và phát nguyện. Chúng ta không nên bày những đồ hàng mã, tiền giả, không cúng những đồ sát sinh, không được bày vẽ tốn kém.
Chương trình khảo nghiệm khoa học về các khă năng đặc biệt của con người. Đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước, có sự phối hợp điều hành trực tiếp của 3 cơ quan là: Liên hiệp Khoa học UIA, Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) và Trung tâm bảo trợ Văn hóa truyến thống.
Việc đốt vàng mã “người âm” có nhận được không ?
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh đã vui vẻ trả lời câu hỏi này và kết luận thông qua một câu chuyện có thật về một cuộc “giao lưu” giữa một bên là một gia đình thân nhân liệt sĩ và bên kia là một… Liệt sĩ (nguyên là một vị tướng quân đội).
Trong tất cả các cuộc giao lưu ở số 1, Đông Tác, thì đồ cúng cho liệt sỹ hay cúng gia tiên đều là đồ chay thanh tịnh, không cúng đồ mặn sát sinh, không cúng đồ mã, tiền giả. Theo ông Vũ Thế Khanh: “Đốt vàng mã không phải là động thái tín ngưỡng thuần tuý mà chính là thước đo mức độ giác ngộ của Văn hoá Tâm linh – Nó là thành tố thuộc cặp phạm trù của tâm thức: mê tín và chánh tín.
Trước hết, phải nói đến sự nhận thức về cái chết sẽ dẫn đến việc ứng xử đối với người đã chết: trình độ nhận thức càng kém thì càng dễ đi vào con đường mê tín và hoang tưởng. Mỗi một dân tộc, mỗi nền văn hoá đều có cách lý giải khác nhau về cái chết, điều đó quyết định đến các hành vi ứng xử đối với thân nhân đã chết. Thời xa xưa, vua chết có thể còn bắt cận thần hoặc lính hầu chết theo, chồng chết còn bắt vợ chết theo và như vậy mới là “phải đạo”, thậm chí còn “yểm” cả người đang sống là gái đồng trinh để làm “thần giữ của”…
Có những dân tộc thiểu số, khi người thân mất đi thì họ chia của cho người chết, của cải có thể được chôn theo hoặc đem ra treo ở mả theo phương thức: “Của đồng chia ba, của nhà chia đôi”. Dần dần những hình thức “chia chác” ấy được chuyển thể sang đồ mã và đương nhiên tiền mã cũng không phải là ngoại lệ.
Nhưng phong tục đốt vàng mã ở nước ta xuất phát từ đâu và có từ bao giờ? Khó ai có thể trả lời chính xác được thời điểm xuất hiện phong tục đốt vàng mã, nhưng căn cứ vào các giai thoại lịch sử thì tục lệ đốt vàng mã tại Trung Quốc có trước Việt Nam.
Ông Vũ Thế Khanh giải thích về câu hỏi: “Người âm” có thích đồ mã không và khi biếu vàng mã thì họ có nhận được không? Thông qua hàng ngàn các ca khảo nghiệm, giao lưu với người đã khuất, chúng tôi phát hiện ra một điều vô cùng thú vị là: Khi hỏi đốt vàng mã, người âm có nhận được không? Thật giật mình khi được nghe họ trả lời: Nhận được!. Theo thống kê của chúng tôi, số “người âm” trả lời “nhận được” lại có xác suất rất cao, chiếm từ 60 đến 70% các ca được khảo nghiệm.
- Xem link hữu ích tại tuyển sinh trung cấp dược năm 2014 !
Cao đẳng dược xét nguyện vọng 2 năm 2014 !

Đốt vàng mã
Ông Vũ Thế Khanh kể lại một câu chuyện điển hình đặc sắc về giao lưu tâm linh để hỏi về việc đốt vàng mã. Ca trắc nghiệm này đã được quay phim lưu trữ và trở thành kinh điển của việc khảo nghiệm:
“Vào ngày 09 tháng 9 năm 2009, mới 8 giờ 15 phút, cả phòng giao lưu áp vong tại số 1 Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội đã náo nhiệt vì có một vị tướng quân đội về “nhập” vào cô cháu gái của mình. Cô này mới tốt nghiệp du học ở Úc về, ngày thường nói năng nhỏ nhẹ, vốn chưa biết thế giới tâm linh nên hôm nay muốn đến “thực mục sở thị”. Gia đình vị tướng này đến giao lưu tương đối đông, cả con cháu có đến 10 người, trong đó có hai người con đã là sỹ quan cấp tá trong quân đội. Gia đình xin đề nghị cơ quan không để lộ tên của vị tướng này trên phương tiện thông tin đại chúng và đương nhiên ban khảo nghiệm hoàn toàn đồng ý.
Vị tướng này nhập vào cô cháu gái, cười ha hả, giọng nói rất to, trầm hùng, lại pha chút khôi hài của vị tướng quân quen “ăn to nói lớn” nơi chiến trận.
Anh con trai (quân hàm Thượng tá) hỏi:
- Con đốt tiền biếu cho ba, ba có nhận được không?
- Nhận được!
- Con đốt quần áo biếu cho ba, ba có nhận được không?
- Nhận được!
- Con đốt ô-tô biếu ba, ba có nhận được không?
- Ô-tô hả! Mi đốt cả 2 lần tau đều nhận được cả!
Cả gia đình mừng mừng tủi tủi vì không những được giao lưu trực tiếp với cha mình (tính tình giọng nói vẫn thế) mà ba còn nhận được quà biếu của con cháu nữa
Đột nhiên vị tướng chuyển sang giọng trang nghiêm và khôi hài:
- Nhưng mà bọn mi đã hại tau!
- Sao hả ba ?
- Khi nhận được ô-tô, khoái chí quá, tau đẩy ra đường chạy thử thì khởi động mãi mà máy không nổ!
- Hóa ra không có xăng (cả gia đình cười). Chềnh hềnh ra đường mãi, nên công an đến toét còi bắt nộp phạt vì “cản trở giao thông”. Loay hoay và lóng ngóng mãi mà không đánh xe vào rìa đường được. Công an lại hỏi: “Xin cho kiểm tra bằng lái”. Tau làm gì có bằng lái, thế là lại phải nộp phạt lần thứ 2 (cả gia đình lại cười). Chưa hết đâu, khi bọn mi gửi ô-tô lần thứ 2, tau chán quá chả thèm đi nhận, thì tháng sau tau lại nhận được một “trát” bắt nộp tiền “phạt phí lưu kho lưu bãi” (cả gia đình lại cười như nắc nẻ). Vị tướng quân nói tiếp:
- Như vậy vẫn còn may đấy, nếu tau mà đi từ Sài Gòn bằng chiếc ô-tô bọn mi biếu thì 3 ngày nữa chưa chắc ra được Hà Nội. Vậy thì hôm nay giao lưu làm sao được đây?
- Thế ba đi mây về gió à?
- Nhanh hơn cả đi mây về gió! Chỉ cần nghĩ về đâu là đến đó liền. Nhưng bọn mi có thực lòng biếu ô-tô cho tau không?
- Chúng con thật lòng mà ba!
- Chiếc ô-tô thứ 2 khá cầu kỳ, bọn mi mua 700 ngàn đồng ở Hàng Mã đúng không?
- Vâng! Sao ba biết tường tận như thế?
- Thì lúc đó tau đang đứng cạnh đó mà. Nếu bọn mi có lòng hiếu thảo, thì hãy mua cho tau một chiếc ô-tô thật, khoảng 700 triệu thôi mà.
- Nhưng ba có cần đi ô-tô của trần gian đâu?
- Thì tau tặng cho các đồng đội của tau trong Hội Cựu Chiến Binh, để họ chở nhau đi chơi, được không?
Mấy người con vò đầu gãi tai tỏ ra lúng túng,… Vị tướng quân lại cười ha hả và nói:
- Ô-tô thật sao không biếu, mà chỉ biếu ô-tô giấy 700 ngàn đồng thôi, lại còn cứ khấn “ba phù hộ cho con thăng chức ba nhé!”. Ô-tô giấy mà thay cho lòng hiếu thảo được à?
Vị tướng quân lại nói tiếp:
- Bọn mi khi đi may quân phục có đo không?
- Phải đo đến 3 lần chứ ba!
- Thế sao bọn mi mua quần áo mã mà chẳng đo gì cả, biết “người âm” gầy hay béo, cao hay thấp mà mua? Mặc không vừa thì vứt bãi rác à?
- Con nghĩ là sẽ có phép biến hóa mà ba!
- Đã có phép biến hóa thì cớ sao phải mua đồ giấy để đốt đi cho phí? Sao không mua đồ thật rồi đặt lên cúng, tau vẫn chứng nhận được mà, sau đó đem quần áo ấy tặng cho các đồng đội của tau, nói rằng “ba cháu gửi biếu các bác” thì có hơn không?
- Vâng chúng con xin làm theo lời ba!
- Lại còn cái vụ tiền mã nữa. Có 4 lý do mà không nên mua đồ mã: thứ nhất là các nguyên liệu làm tiền mã, đồ mã đều từ các thứ vật liệu dễ cháy, bẩn thỉu, tanh hôi. Thứ hai là khi gia công, đàn bà con gái, chó mèo nhảy qua nhảy lại còn gì là thanh tịnh. Thứ ba là: bọn mi đi lấy tiền ngân hàng, có đếm không? Đếm đến 3 lần ấy chứ. Nhưng khi đi mua tiền mã, có đứa nào đếm không? Chẳng bao giờ chứ gì! (cả gia đình sững sờ). Nhưng nếu có đếm thì chẳng bao giờ đủ đâu. Như vậy, trong tư duy của bọn làm tiền mã, hàng mã đã chứa đầy tư tưởng đại khái và giả dối rồi, sự giả dối và bất tịnh này đã tàng trữ trong đồ cúng. Thế mà lại nheo nhẻo khấn rằng “chúng con lòng thành dâng lên tịnh tài tịnh vật” hay sao? Thanh tịnh cái nỗi gì!? Thứ tư là: “thống đốc ngân hàng” của thế giới tâm linh đâu có cho phép lưu hành đồng tiền do các cõi giới khác in hộ? Đồng tiền phải có mệnh giá chứ, có thể chế nào mà lại chấp nhận cho hàng ngàn hàng vạn hãng in tiền không? Rồi ai cũng tự in thì tiền thì có giá trị gì không?… Vậy nên, nếu các con có cúng thì hãy cúng tiền thật, sau đó mang số tiền đó nhân danh ba mà giúp đỡ đồng đội của ba thì đó mới là cúng thật,…
Ông Vũ Thế Khanh cho biết thêm: Tặng, biếu, kính dâng… một vật gì cho người khác, ngoài cái ý nghĩa “nhận được” ra thì còn vấn đề quan trọng hơn là “có dùng được không”. Nếu cho cái mà người ta không dùng được, chẳng những mình chẳng có được công đức gì mà còn mắc thêm cái tội “biến nhà người ta thành bãi rác nhà mình”. Đạo Phật là đạo giác ngộ, giải thoát, không chấp nhận việc cúng kính giả dối, không chấp nhận việc đốt vàng mã, tiền giả. Các bậc tu hành chánh đạo vẫn đang duy trì được sự trang nghiêm thanh tịnh, không cho phép đốt vàng mã, không cho phép cúng đồ mặn tại chùa.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay có một số người cho rằng vì thương ông bà tổ tiên thiếu thốn nên đốt vàng mã để tỏ lòng hiếu thảo và đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,… Về điều này ông Vũ Thế Khanh lý giải: “Đốt vàng mã chỉ là hành vi chứ chưa phải là gốc của tín ngưỡng. Nếu vì lòng hiếu thảo thì hãy làm những gì đem lại an lạc đích thực cho hương linh liệt sỹ và hương linh ông bà cha mẹ, chứ không nên dâng những thứ mà họ không dùng được, thậm chí những đồ giả mà đem dâng lại càng làm cho họ tham lam hơn, sân hận hơn, và mê muội hơn. Lễ cúng như thế nào là phù hợp nhất với thuần phong mỹ tục ở Việt Nam ư? Hãy thắp lên nén hương thơm từ lòng hiếu thảo và làm những điều thiện theo công đức Ba La Mật (nghĩa là thi ân bất cầu báo) để hồi hướng công đức cho ông bà cha mẹ, có như vậy họ mới được trở về cảnh giới an lành”.